Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM tuần 12, số ca mắc bệnh tay chân miệng được ghi nhận có xu hướng tăng nhẹ.

Phụ huynh đưa con đi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh minh hoạ: Duy Hiệu.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 12 (tính từ ngày 18/3 đến ngày 24/3), thành phố ghi nhận 118 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, tăng hơn 1/3 so với trung bình 4 tuần trước.

Tổng số ca tay chân miệng tích lũy từ đầu năm đến tuần 12 là 1.620 ca. Ba quận, huyện có số ca mắc tay chân miệng trên 100.000 dân cao nhất là: huyện Nhà Bè, quận 6 và quận 8.

Trong tuần 12, TP.HCM cũng ghi nhận 117 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, giảm 1/6 so với trung bình 4 tuần trước. Tổng số ca sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 12 là 2.191 ca.

Ba quận, huyện có số ca mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân cao: quận 1, quận 7 và quận Tân Phú.

tay chan mieng anh 1

Tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh dễ lây lan, nhất là nếu do Enterovirus 71 (EV71) gây ra.

Trẻ mắc tay chân miệng ban đầu sẽ nổi bóng nước. Bóng nước trong miệng thường vỡ ra thành vết loét. Bóng nước ở các vị trí khác như lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông thường không bị vỡ ra và sẽ khô dần sau đó.

Diễn tiến bệnh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày, có thể nhiều hơn 10 ngày. Sau khoảng thời gian này, bóng nước có thể tự khô, tự ổn định và tự khỏi.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng tự khỏi chiếm khoảng trên 90% trường hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bé có thể diễn tiến nặng với các biến chứng ảnh hưởng tới não bộ, thân não gây ra suy hô hấp; ảnh hưởng tới tiêm gây ra viêm cơ tim, suy tim, gây phù phổi cấp… thậm chí dẫn đến tử vong.

Khi chăm sóc trẻ bệnh, người nhà cần theo dõi kỹ, phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo trẻ chuyển bệnh nặng để đưa nhập viện. Lúc này, thời gian giữ lại mạng sống cho trẻ khi có biến chứng lên não là chỉ khoảng 6-12 tiếng.

Để phòng bệnh tay chân miệng, mọi người cần tuân thủ 4 khuyến cáo sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy.
  • Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ trẻ tiếp xúc hàng ngày.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  • Trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần được đưa đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, sốt khi tiêm phòng, gặp vấn đề tiêu hóa…

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Nguồn: Linh Thùy (Znews)

Chuyên mục: Nhi Khoa

0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *