Bé nhà em rất lười uống thuốc, kể cả thuốc bổ. Em muốn cho bé uống Ceelin nhưng bé không chịu. Em có thể pha thuốc với sữa được không? Uống như thế có mất tác dụng của thuốc không?

Tr.Quỳnh Như – Kiên Giang

Thưa BS, bé nhà em đã 6 tháng tuổi, BS cho em hỏi, ở độ tuổi này em có thể cho bé uống nước trái cây để bổ sung vitamin C chưa ạ? Em cảm ơn.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Khi bé bắt đầu ăn dặm là có thể uống thêm nước trái cây hoặc trái cây tươi để bổ sung thêm vitamin, nhất là vitamin C. Ăn trái cây tươi cả xác tốt hơn là chỉ uống nước trái cây nhé bạn. Bạn có thể xay, nạo nhuyễn và khi bé lớn xắt lát mỏng cho bé ăn.

Thục Bình – TPHCM

Con trai tôi 15 tháng tuổi, nặng 11kg, cháu rất hay ốm vặt và lười ăn, tôi có thể cho bé uống Vitamin C Ceelin được không ạ? Muốn bổ sung vitamin C cho bé hàng năm thì bao lâu mới đựơc uống một lần? Cảm ơn BS.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Bé của bạn đủ cân nhưng hay ốm vặt do hệ miễn dịch còn non yếu. Bổ sung vitamin C là 1 biện pháp tốt giúp tăng đề kháng của cơ thể. Bạn có thể sử dụng Ceelin hàng ngày cho bé với liều phòng ngừa phù hợp lứa tuổi là 70-100mg/ ngày (khoảng 3,5-5ml ceelin si -rô).

Vitamin C giúp trẻ dễ dàng vượt qua các đợt ốm vặt

Nguyễn Ngọc Thu Thủy – Q.Bình Thạnh, TPHCM

Thưa BS, độ tuổi nào thì nên cho bé ăn dặm ạ? Chế độ ăn cho trẻ mới bắt đầu ăn dặm có cần lưu ý gì không ạ? Cảm ơn BS.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Về mặt sinh lý, bé có thể ăn dặm lúc tròn 4 tháng tuổi, lúc này nhu cầu của cơ thể cũng tăng cao và về tâm lý bé thích cái mới nên dễ tập ăn. Tuy nhiên, khi bé ăn thêm thức ăn ngoài là có nguy cơ tiếp xúc với nguồn thức ăn không sạch như sữa mẹ, có nguy cơ dị ứng và có thể giảm bú mẹ làm giảm tiết sữa mẹ. Do đó, những bé bú mẹ hoàn toàn mà lên cân tốt, cũng như những nơi điều kiện vệ sinh chưa tốt thì nên duy trì sữa mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và ăn dặm khi trẻ tròn 6 tháng. Khi mới tập ăn bé nên ăn bột sữa trước theo nguyên tắc làm quen các món mới từ từ.

Bạn có thể chọn thức ăn dặm đầu tiên là bột sữa chế biến sẵn, hoặc dung cháo trắng xay nhuyễn hoặc khoai củ hấp chín tán nhuyễn trộn với sữa mẹ cho bé tập ăn. Khi bé quen cách điều khiển lưỡi và nuốt tốt, sẽ tập dần thêm trái cây hay bột trái cây. Khoảng 2-4 tuần sau đó có thể tập ăn bột mặn. Khi tập mỗi món mới, bạn nên tập liên tục trong 3-4 ngày để bé làm quen với vị mới và đánh giá khả năng dung nạp thức ăn mới, cũng như theo dõi xem bé có bị dị ứng thức ăn mới đó không.

Mai Thanh Hà – Hà Nội

Bác sĩ ơi, bé nhà em khi ăn rất hay ngậm, bữa ăn của bé thường kéo dài 2-3 tiếng, em phải làm gì để bé ăn nhanh hơn. Ngậm thức ăn trong miệng quá lâu có vấn đề gì đến răng, nướu của bé không ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Bé chỉ ăn ngon nếu thấy đói. Việc ngậm thức ăn lâu chứng tỏ bé đã không muốn ăn nữa và làm kéo dài thời gian bữa ăn trước, làm bé sợ và ngán bữa ăn sau vì không có khoảng thời gian trống để chơi và tiêu hóa thức ăn.

Bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, và bạn cố thêm 1-2 muỗng có khi mất thêm cả tiếng sau đó, gây ức chế cho cả bé lẫn người cho ăn, mà lại chẳng thêm được bao nhiêu dinh dưỡng.

Bạn nên mạnh dạn ngưng bữa ăn, bé đói thì bữa sau sẽ ăn bù. Ngậm thức ăn cũng làm răng dễ bị hư, sâu, bé dễ bị sún răng hơn.

Cao Thị Hương – Tuyên Quang

Thưa BS, mẹ chồng em pha sữa cho cháu nhưng không pha theo hướng dẫn, bà thường pha rất đặc và bảo như vậy mới tốt. BS cho em hỏi, cách pha sữa của mẹ chồng em có gây hại gì cho bé không ạ. Em cảm ơn BS.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Khi pha sữa đặc sẽ làm bé khó tiêu do nồng độ các chất dinh dưỡng quá cao và gây tăng áp thẩm thấu trong đường tiêu hóa. Tốt nhất là nên pha sữa theo chỉ dẫn, phù hợp lứa tuổi. Các trường hợp đặc biệt khác cần có chỉ định của bác sị chuyên khoa.

Amy Hồng Lê – TPHCM

Chào BS, con gái em được 6 tháng tuổi, dạo này nắng nóng nên ngày nào em cũng cho con uống nước ép trái cây, nhiều người nói với em cho bé uống nước trái cây thường xuyên như thế sẽ không tốt cho hệ thiêu hóa của bé. Em băn khoăn quá, BS cho em hỏi em cho uống như thế là tốt hay xấu ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Trong nước ép trái cây tươi có chứa vitamin tan trong nước, nhiều nhất là vitamin C và 1 số vitamin B, tiền chất vitamin A, ít chất xơ và nhiều đường trái cây, nhiều nước. Những ngày nóng, bé đổ mồ hôi nhiều thì nước ép trái cây tươi giúp bù nước và giải nhiệt cho cơ thể. Nhưng uống nhiều quá có thể gây dư đường, dẫn đến đầy bụng, có khi tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn và dễ béo phì do dư đường. Trái cây tươi cả xác tốt hơn là chỉ uống nước trái cây. Bạn có thể xay, nạo nhuyễn và khi bé lớn xắt lát mỏng cho bé ăn.

Nguyễn Thái Thùy Duyên – TPHCM

Chào BS, con tôi năm nay 9 tuổi nhưng bé nặng có 21 kg dù tôi đã cho ăn đầy đủ chất, cháu cũng ăn rất nhiều nhưng không thể tăng cân. Tôi phải làm thế nào đây ạ? Cảm ơn

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Bé chỉ tăng cân nếu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu hao hàng ngày và nhu cầu cho tăng trưởng. Tiêu hao nhiều có thể do hiếu động, hay bệnh hay mất do bệnh tật, tiêu hóa kém, chế độ ăn không phù hợp, nhiễm giun sán… Bạn xem lại lý do tại sao bé chậm lên cân , do chế độ ăn chưa đủ hay bé bị bệnh nhiều, hay bé quá hiếu động để khắc phục đúng nguyên nhân mới có hiệu quả. Nếu cần có thể cho bé đi khám dinh dưỡng thêm. Bạn cũng nhớ sổ giun định kỳ cho bé.

Ngọc Thiện – Mỹ Tho

Bé nhà em 20 tháng tuổi mà chưa mọc răng hàm có phải là thiếu canxi không ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Thường bé sẽ có 4 răng tiền hàm lúc 16-20 tháng và hoàn chỉnh bộ răng sữa 20 cái với 4 răng tiền hàm, 4 răng hàm lúc 24-30 tháng. Có những bé uống rất nhiều sữa nhưng không chịu ăn, có khi dư cân, béo phì, dư canxi nhưng răng chậm mọc do bé không chịu nhai thức ăn nên cơ thể không có nhu cầu mọc răng. Để đánh giá thiếu canxi hay không còn cần xem xét lượng canxi nạp vào, các biểu hiện của thiếu canxi ở xương, thần kinh, vận động…. Bạn cho bé đi khám dinh dưỡng để tìm nguyên nhân nhé.

Th.L.Hà

Thưa BS, em muốn bổ sung canxi cho bé vì con em rất ghét ăn tôm cua.Con em được 20 tháng tuổi, BS cho em hỏi loại thuốc nào bổ sung canxi phù hợp với bé và với độ tuổi của bé nên dùng bao nhiêu mg/ngày ạ? Em cảm ơn BS nhiều lắm.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Nhu cầu canxi ở tuổi của bé là 500mg/ ngày, tương đương canxi trong 400-500 ml sữa công thức 3 hoặc sữa tươi. Canxi chỉ có nhiều ở cua đồng, tôm tép nhỏ ăn cả vỏ hoặc cá nhỏ ăn cả xương chứ trong thịt hải sản không nhiều canxi nhé bạn. Bổ sung canxi tùy thuộc mức độ bé thiếu trong chế độ ăn.

Luicie – Quận 1, TPHCM

Con trai em 12 tháng nặng 12 kg mà cao như trẻ 2 tuổi. BS cho em hỏi chế độ ăn cần giảm như thế nào ạ? Con em chỉ bú mẹ ngày 3 – 4 lần. Có nên ăn sữa ngoài không a? Em cảm ơn.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Bé 12 tháng bình thường nặng khoảng 9-9.5kg và cao 75-76 cm. Với bé khoảng 12kg thì chiều cao tương ứng là 87 cm, tương đương bé 2 tuổi. Nếu bé cao thì cân nặng cho phép sẽ cao hơn, nhằm đảm bảo sự cân đối của cơ thể. Nếu bé dư cân ở tuổi này thì bạn nên hạn chế chất bột đường, tăng cường vận động cho bé. Mẹ đủ sữa thì bé không cần ăn sữa ngoài, nhưng có thể làm quen với các chế phẩm sữa để có đủ canxi và sau này không kén thức ăn có sữa.

Hồng Ngân – Hà Tĩnh

Thưa bác sĩ,

Chế độ ăn, uống như thế nào thì tốt cho trẻ từ 3 – 5 tuổi và có cần thêm những loại thuốc khác hỗ trợ để tăng sức đề kháng cho trẻ. Mong bác sĩ tư vấn giúp em ạ.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Trẻ vẫn cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn, ưu tiên thức ăn tươi và duy trì 500ml sữa/ chế phẩm sữa mỗi ngày. Thức ăn của bé càng đa dạng càng tốt. Mỗi cữ bé ăn khỏang 1-1,5 chén cơm, 30-40g thức ăn giàu đạm, 50-70g rau trái cây tươi. Vitamin C trong rau trái tươi, các acid béo không no và đạm, kẽm, sắt, vitamin, vi lượng trong các thức ăn sẽ giúp bé có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Phạm Trang – TPHCM

Dạo gần đây, con tôi (6 tuổi) hay ốm vặt, tôi cho cháu uống thuốc và ít ra ngoài để tránh tình trạng bệnh nặng thêm nhưng không hiểu sao bệnh cháu không thuyên giảm. Mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu cảm ơn.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Khi bé bệnh bạn cho bé đi khám và điều trị sớm, triệt để để tránh mất sức, dễ kéo dài bệnh và hay bị đi bị lại. Bạn tăng cường miễn dịch cho bé bằng vitamin C, A, D, kẽm, sắt, vitamin, vi lượng đầy đủ từ chế độ ăn cân đối và đa dạng, nếu cần có thể bổ sung qua dạng thuốc bổ. Bạn cũng nên cho bé ngủ đủ giấc, tránh bụi khói, ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ đột ngột…, nhớ vệ sinh mũi họng thường xuyên và tránh xa nguồn bệnh.

Lê Thị Tuyết Nhung – Vũng Tàu

Mùa hè đến nên tôi hay cho các con đi chơi vậy có cách nào tốt để hạn chế các căn bệnh thường gặp khi chúng phải tiếp xúc vào môi trường mới không ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Bạn tăng cường miễn dịch cho bé bằng vitamin C, A, D, kẽm, sắt, vitamin, vi lượng đầy đủ từ chế độ ăn cân đối và đa dạng, nếu cần có thể bổ sung qua dạng thuốc bổ. Bạn cũng nên cho bé ngủ đủ giấc, tránh bụi khói, ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ đột ngột…, nhớ vệ sinh mũi họng thường xuyên và tránh xa nguồn bệnh. Bạn có thể sử dụng vitamin C hàng ngày cho bé với liều phòng ngừa phù hợp lứa tuổi là 70-100mg/ ngày (khoảng 3,5-5ml Ceelin si- rô).

Đức Tuấn – Đồng Nai

Tôi nghe nói uống sữa ngoại, sữa đắt tiền là tốt. Có phải vậy không thưa BS, vì tôi cũng cho các cháu uống sữa ngoại nhưng có vẻ như nó phát triển không được bình thường. Đặc biệt là cháu lười ăn và có một số biểu hiện (năng động quá). Điều đó có phải do tác dụng của sữa gây nên hay không ạ? Mong BS tư vấn giúp cháu ạ.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Các sữa công thức cho trẻ nhỏ được chế biến theo tiêu chuẩn qui định chung để giúp bé tăng trưởng tốt. Các sữa có uy tín được đảm bảo hơn về mặt nguyên liệu, qui trình sản xuất, phân phối… và bổ sung các dưỡng chất mới được khám phá nhờ khoa học, nhưng cũng không đồng nghĩa là sữa đắt tiền nhất là tốt nhất.

Tùy tình trạng của bé mà loại sữa phù hợp nhất cũng khác nhau. Nếu có gì không ổn bạn nên cho bé đến khám chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất. Sữa không gây ra năng động quá, nhưng bé tăng động thì cần điều chỉnh chế độ ăn.

Phạm Thị Hoa – Đà Nẵng

Con tôi năm nay 8 tuổi nhưng cân nặng lên tới 35 kg vậy có phải là cháu đã béo phì không ạ? Cháu tuy mập nhưng hay ốm vặt, tôi cho cháu ăn đủ chất dinh dưỡng như thịt, cá, và các món ngon khác nhưng vì sao nhìn cháu cứ lừ đừ, béo nhưng không được khỏe. Vậy làm cách nào để cho cháu khỏe mạnh hơn thưa bác sĩ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Bé 8 tuổi trung bình cân nặng khoảng 24-25 kg thôi. Suy dinh dưỡng hay béo phì đều làm giảm sức đề kháng của bé. Con bạn đã dư cân nhiều rồi. Bạn cần giảm bớt tinh bột và chất béo no (mỡ heo, da, phủ tạng, sữa nguyên kem…), hạn chế ăn vặt, tăng cường rau và trái cây tươi, chuyển uống sữa tách béo không đường, tăng vận động cho bé. Bạn cho bé ăn cá thay cho thịt.

Trẻ béo phì thường ngại vận động, thích ngồi 1 chỗ và miễn dịch kém nên hay bệnh, sẽ làm giảm cơ hội để phát triển tối ưu, chưa kể có nhiều nguy cơ bệnh chuyển hóa khi trưởng thành. Bạn nên cho bé đi khám dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp hạn chế tăng cân nhưng vẫn đảm bảo phát triển trí não, miễn dịch và chiều cao bạn nhé.

Hoa Hải – Vũng Tàu

Mặc dù được ăn uống điều độ, sinh hoạt ổn định, môi trường trong sạch nhưng con tôi (7 tuổi) mà chỉ được 15kg. Vậy có cần bổ sung thuốc bổ, hay chế độ ăn gì khác nữa không thưa bác sĩ, liệu cháu có bị còi xương không ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Bé 7 tuổi trung bình cân nặng 22-23 kg. Con bạn bị suy dinh dưỡng rồi. Bé chỉ tăng cân nếu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu hao hàng ngày và nhu cầu cho tăng trưởng. Tiêu hao nhiều có thể do hiếu động, hay bệnh hay mất do bệnh tật, tiêu hóa kém, chế độ ăn không phù hợp, nhiễm giun sán… Bạn xem lại lý do tại sao bé chậm lên cân , do chế độ ăn chưa đủ hay bé bị bệnh nhiều, hay bé quá hiếu động để khắc phục đúng nguyên nhân mới có hiệu quả. Nếu cần có thể cho bé đi khám dinh dưỡng thêm. Bạn cũng nhớ sổ giun định kỳ cho bé.

Hoàng Thị Nghĩa – T.B.T, Quảng Ngãi

Xin chào bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu,

Bé nhà em rất lười uống thuốc, kể cả thuốc bổ. Em muốn cho bé uống Ceelin nhưng bé không chịu. Em có thể pha thuốc với sữa cho bé uống được không? Uống như thế có mất tác dụng của thuốc không? Xin cảm ơn bác sĩ.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2:

Các thuốc dạng acid như Ceelin có thể làm kết tủa đạm sữa, giống như khi bạn vắt chanh vào ly sữa vậy, hay giống sữa uống vào dạ dày gặp môi trường acid nên tủa lại, tuy nhiên không làm hư sữa. Tùy loại thuốc mà có thể pha trong thức ăn hay sữa hay không, bạn nên hỏi cụ thể bác sĩ khi bác sĩ kê đơn. Nhưng không nên pha thuốc trong sữa quá nhiều làm bé sợ và bỏ luôn không dám uống sữa.

Chuyên mục: Nhi Khoa

0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *