1. Quá trình rụng rốn của trẻ

  • Khi bé còn trong bụng mẹ, dây rốn chính là “con đường” trung chuyển chất dinh dưỡng giữa cơ thể mẹ và con. Ngay sau khi chào đời, rốn sẽ được kẹp và cắt.
  • Lúc đầu dây rốn có màu sáng bóng và vàng, khi khô chuyển sang màu xám, nâu thậm chí xanh. Sau 5 đến 15 ngày sau sinh, gốc rốn sẽ khô, chuyển màu đen và rụng.

Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  • Rốn sau khi rụng 7 đến 10 ngày sẽ lành hoàn toàn.
  • Cho đến khi rốn lành hoàn toàn, bố mẹ cần chú ý chăm sóc, kiểm tra và giữ gìn tránh nhiễm trùng.

2. Các dấu hiệu bất thường của rốn bố mẹ cần biết

Rốn bình thường có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà:

  • Sau rụng rốn, nếu thấy 1 đến vài giọt máu và không kèm dấu hiệu bất thường nào khác, điều này là bình thường, bố mẹ tiếp tục chăm sóc và theo dõi cho con. Tuy nhiên, nếu thấy máu tiếp tục chảy, bố mẹ cần cho con đến khám tại cơ sở y tế.
  • Nếu thấy rốn ướt và không có kèm theo các biểu hiện như: mùi hôi, tấy đỏ, sưng, sốt và các biểu hiện khác của viêm. Bố mẹ rửa rốn cho con hàng ngày bằng cồn 70 độ và tiếp tục theo dõi.

Các dấu hiệu rốn bất thường bố mẹ cần đưa con đến khám tại cơ sở y tế:

 – Viêm rốn: có thể bắt đầu sau 2 đến 3 ngày sau sinh

  • Chảy máu từ cuống rốn
  • Tiết dịch bất thường từ cuống rốn
  • Có mùi hôi ở rốn
  • Đỏ vùng quanh rốn và chân rốn, chai cứng
  • Sốt
  • Bỏ bú, lừ đừ

 – U hạt rốn: là một bất thường lành tính, thường gặp ở trẻ sơ sinh. U hạt rốn có màu đỏ, bề ngoài mềm và không có đường rò. U hạt ở rốn thường có cuống và có thể tiết ra một lượng nhỏ dịch huyết thanh.

Hình ảnh minh họa u hạt sinh mủ rốn (Nguồn: Internet)

 – Polyp rốn: là khối cứng chắc, màu đỏ, chúng có xu hướng lớn hơn u hạt và có thể cần phải phẫu thuật.

Hình ảnh minh họa Polyp rốn (Nguồn: Internet)

 – Nang niệu rốn: là ống phôi kéo dài từ bàng quang đến rốn và thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu.

 – Ống rốn mạc treo tràng: là phần thông còn sót lại giữa hồi tràng và rốn. Biểu hiện dạng có thể có dịch mật hoặc phân chảy ra từ rốn.

Hình ảnh minh họa ống rốn mạc treo tràng (Nguồn: Internet)

 – Thoát vị rốn: nguyên nhân do khiếm khuyết thành cân cơ thành bụng, các nội tạng nhô ra khi trẻ gắng sức hoặc khóc tạo khối tại rốn, được bao phủ bởi da, di động kích thước tăng giảm khi trẻ kích thích.

Hình ảnh minh họa thoát vị rốn (Nguồn: Internet)

Trung tâm Sơ sinh
Bệnh viện Nhi Trung ương

Chuyên mục: Nhi Khoa

0 Bình luận

Để lại một bình luận

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *