Sau khoảng thời gian được nghỉ hè, hằn nhiều bạn nhỏ đã quen với nhịp sinh hoạt hàng ngày. Để tránh tâm lý nghỉ quá lâu khiến trẻ mất hứng thú đến trường, ThS Phùng Thị Lụa – khoa Tâm lý – Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ gửi đến những bí quyết cùng phụ huynh chuẩn bị tâm lý cho con trẻ:

Về giờ giấc sinh hoạt, cha mẹ cần cho trẻ đi ngủ sớm, sáng dậy đúng giờ như lúc đi học. Do giai đoạn nghỉ hè các em được ngủ thả ga không qui định giờ giấc;

·  Hạn chế các thiệt bị điện tử thay thế vào đó cha mẹ cùng con nói về các hoạt động trường lớp;

·  Phụ huynh cùng con chuẩn bị đồ dùng học tập để tạo hứng thú, cùng con thảo luận về kế hoạch học tập cho năm học mới như: Trẻ nghĩ xem Thầy/cô giáo mới sẽ như thế nào; Lớp học có bạn mới nào chuyển đến không; Trường, lớp sẽ trang trí như nào; Ngày đến trường trẻ sẽ kể gì về kì nghỉ hè đến các bạn của mình;…

Với các bạn nhỏ lần đầu vào lớp 1, ThS Phùng Thị Lụa cũng có những lưu ý. Theo đó, độ tuổi mầm non các bé hoạt động chủ đạo là vừa học vừa chơi, khi chuyển qua giai đoạn tiểu học thì hoạt động chủ đạo là học tập. Chính vì thế các em sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ hoặc có những áp lực khi phải thực hiện các công việc theo nề nếp và thời gian biểu. Vì thế cha mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý cho các con như:

·  Cha mẹ có thể chơi cùng con các hoạt động đóng kịch sắm vai: cô giáo và học sinh để trẻ có thể dễ tưởng tượng các hoạt động ở lớp;

·  Trẻ cũng cần rèn sự tập trung: cha mẹ chia các công việc cho trẻ, yêu cầu làm theo giờ, luôn nhắc nhở và khuyến khích con hoàn thành đúng thời gian;

·  Cùng con đi mua sắm đồ dụng học tập để mang lại tâm lý hứng khởi cho con;

·  Nếu được cha mẹ cho con tham quan ngôi trường mà sắp tới con học, để con có cảm giác thân quen và an toàn khi ngày đầu đến lớp. Nói cho con biết sự khác biệt về các hoạt động ở trường mầm non và trường tiểu học;

· Hướng dẫn cho con cách chơi tập thể cũng như cách giải quyết vấn đề: vd: khi chơi con phải biết nhường bạn, mình chơi xong phải đến lượt bạn chơi, hay khi có khó khăn với bạn mà không biết cách giải quyết con có thể nói với cô giáo hoặc cô bảo mẫu, người lớn sẽ biết cách giải quyết giúp con và biết bảo vệ con, về nhà con nói với ba mẹ;

·  Cha mẹ luôn khuyến khích, động viên con, tránh việc dù dọa;

Đăng bởi: Nguyễn Tâm (Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM)

Chuyên mục: Nhi Khoa

0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *