Dị dạng bạch huyết (Bướu bạch huyết) là bất thường bẩm sinh thường gặp ở trẻ em. Thường biểu hiện là một khối sưng to dưới da, có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đặc biệt ở vùng đầu – cổ.
Hầu hết dị dạng bạch huyết thường được phát hiện ngay sau sinh hoặc trong thời kỳ thơ ấu. Hoặc có thể phát hiện muộn hơn ở tuổi thanh thiếu niên nếu tổn thương nhỏ, nằm sâu trong cơ thể.
– Dấu hiệu nhận biết của dị dạng bạch huyết?
– Sưng to đột ngột một vị trí bất kỳ trên cơ thể
– Sờ mềm, có thể gây đau
– Có thể thay đổi màu sắc da: xanh, nâu, …
– Có thể có mụn nước nhỏ dưới da
Hình ảnh minh hoạ: dị dạng bạch huyết dưới da
– Dị dạng bạch huyết có nguy hiểm không?
Dị dạng bạch huyết là tổn thương lành tính không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kích thước lớn có thể phát triển quá mức gây chèn ép đến các cấu trúc lân cận.
Ảnh hưởng đến lưỡi, khí quản, miệng gây:
– Khàn tiếng
– Khó thở
– Khó nuốt
Ảnh hưởng đến mắt:
– Nhìn đôi
– Mắt lồi
Ảnh hưởng đến ngực:
– Khó thở
– Khò khè
– Đau ngực
Dị dạng bạch huyết ở xương:
– Gãy xương
Mất xương
Đặc biệt dị dạng bạch huyết còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi xuất hiện ở vùng đầu – mặt – cổ.
Hình ảnh minh hoạ: dị dạng bạch huyết vùng mặt
– Nguyên nhân gây ra dị dạng bạch huyết là gì?
– Dị dạng bạch huyết có thể hình thành rất sớm trong thai kỳ, hiện nay cơ chế gây bệnh vẫn còn nhiều tranh cãi. Nguyên nhân được đồng thuận nhiều nhất được cho là rối loạn ngẫu nhiên trong quá trình phát triển của trẻ và không có yếu tố di truyền.
– Dị dạng bạch huyết thường gặp ở những trẻ mắc các bệnh như:
– Hội chứng Down
– Hội chứng Turner
– Hội chứng Klipple – Trenaunay
– Hội chứng Noonan
– Chẩn đoán dị dạch bạch huyết như thế nào?
Dị dạng bạch huyết có thể được chẩn đoán sớm trước sinh trên siêu âm tiền sản.
Đa số được chẩn đoán sau sinh dựa vào tiền sử bệnh, biểu hiện lâm sàng và hình ảnh siêu âm. Ngoài ra còn sử dụng các phương tiện khác như CT-scan hoặc MRI để khảo sát mức độ lan toả đối với dị dạng bạch huyết nằm sâu, kích thước lớn.
Dị dạng bạch huyết nằm trong ổ bụng được chẩn đoán bằng Siêu âm – CTscan – MRI
– Dị dạng bạch huyết được điều trị như thế nào?
– Hầu hết dị dạng bạch huyết xuất hiện đột ngột sẽ giảm kích thước và giảm đau không cần điều trị can thiệp, nhưng sẽ không biến mất hoàn toàn.
– Các phương pháp điều trị đang được khuyến cáo hiện nay:
– Tiêm xơ dưới hướng dẫn siêu âm
– Liệu pháp laser
– Phẫu thuật cắt bỏ khối tổn thương
Trẻ cần được thăm khám chuyên gia để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Một số hình ảnh điều trị chích xơ dưới hướng dẫn siêu âm tại BV Nhi Đồng 1
– Khi nào cần đưa trẻ đến gặp Bác sĩ?
– Cần đưa trẻ đến gặp Bác sĩ trong những trường hợp sau:
– Sau khi trẻ được chẩn đoán dị dạng bạch huyết nên tái khám định kỳ mỗi tháng 1 lần hoặc theo chỉ định của Bác sĩ.
– Đến khám ngay nếu dị dạng bạch huyết tái phát sưng to đột ngột, có hoặc không liên quan đến chấn thương.
– Dị dạng bạch huyết ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý của trẻ và gia đình.
– Lưu ý:
– Dị dạng bạch huyết là dị dạng bẩm sinh rất hiếm khi biến mất hoàn toàn, rất dễ tái phát vì vậy trẻ cần theo dõi tái khám và điều trị định kỳ.
– Trẻ bị dị dạng bạch huyết có thể có tổn thương về tâm lý, khó hòa nhập xã hội vì vậy cần trao đổi với các chuyên gia tâm lý để tư vấn cho trẻ và gia đình.
Tài liệu tham khảo:
https://sci-hub.se/https://doi.org/10.3390/dermatopathology8030039
BS Võ Thị Huyền – Khoa CĐHA Siêu âm – BV Nhi Đồng 1
0 Bình luận