Để chăm sóc trẻ mắc bệnh lý động kinh kịp thời xử trí khi trẻ co giật tại nhà, BS.CK2 Phạm Hải Uyên, Phó khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ chia sẻ các thông tin liên quan!

Để chăm sóc trẻ mắc bệnh lý động kinh cần lưu ý:

  • Đảm bảo việc uống thuốc đầy đủ và đúng giờ.
  • Hạn chế thức khuya, tiếp xúc màn hình máy tính.
  • Phòng ngừa các tai nạn có thể xảy ra khi trẻ co giật.
  • Báo cho giáo viên chủ nhiệm biết tình trạng bệnh lý động kinh của trẻ.
  • Nâng đỡ tinh thần, tránh sự kỳ thị của các bạn.
  • Tiêm ngừa đầy đủ.

Xử trí khi trẻ co giật tại nhà:

NÊN:

  • Đặt trẻ nằm nơi rộng rãi, an toàn, đầu bằng, lót gối mỏng, tránh xa vật sắc nhọn, nới lỏng quần áo hoặc khăn quàng cổ.
  • Xoay trẻ nằm nghiêng một bên để tránh hít sặc nếu trẻ ói hoặc tăng tiết đàm nhớt.
  • Vỗ lưng và lau các dịch tiết.
  • Ghi hình (quay video) cơn và ghi nhận thời gian co giật (nếu được).

KHÔNG NÊN:

  • Để trẻ một mình hoặc tụ tập quá đông quanh trẻ.
  • Đè trẻ hoặc cố gắng kềm chế cơn co giật, nạy răng trẻ.
  • Nặn chanh, đổ nước, đưa ngón tay hoặc bất cứ vật gì vào miệng.
  • Cho trẻ ăn uống khi trẻ chưa tỉnh táo hoàn toàn.

-> Phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có:

  • Cơn động kinh kéo dài.
  • Cơn co giật xảy ra ngay sau khi cơn đầu tiên vừa dứt.
  • Các cơn động kinh gây suy hô hấp.
  • Sau cơn trẻ không tỉnh táo, hoặc yếu liệt tay chân.

Phụ huynh cần nghĩ đến cơn động kinh khi trẻ có:

– Cơn co giật không sốt, tự phát, không liên quan chấn thương, bệnh lý nội khoa (viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, rối loạn điện giải…)

– Cơn mất ý thức, cơn co gồng, cơn tím.. trong vài giây đến vài phút.

Chẩn đoán động kinh phải do bác sĩ chuyên khoa thực hiện dựa trên các đặc điểm cơn, điện não đồ và các xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch não tủy, xét nghiệm gen, chụp hình não…

Nguồn: Nguyễn Tâm (Bệnh viện Nhi Đồng 2)

Chuyên mục: Nhi Khoa

0 Bình luận

Trả lời

Avatar placeholder

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *